Rang leh

Rang leh là nhạc cụ môi hơi phổ biến rộng rãi trong các cộng đồng dân tộc ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Rang leh là theo cách gọi của người Gia Rai, còn người Stră gọi nó là rôông gui, người Ca Dong gọi là pôper, người Kinh gọi là đàn môi.

Hiện nay có hai loại rang leh cùng tồn tại ở Tây Nguyên: loại bằng tre và loại bằng đồng. Dù bằng chất liệu nào chúng cũng có hình thức cấu tạo giống nhau, nghĩa là hình dáng giống như chiếc thoi dệt vải.

Rang leh dài khoảng 8 cm, rộng 2 cm, thuôn dần về hai phía để có 1 đầu lớn và 1 đầu nhỏ hơn. Rang leh tre hay đồng đều mỏng, trên thân có 2 đường chéo tạo thành lưỡi gà ở đoạn giữa. Nhạc cụ này có tính đàn hồi cao, bẻ cong cũng không gãy.

Người ta cầm rang leh bằng tay trái, đặt nó ngang miệng rồi ngậm lại để hai phần đầu ló ra, môi hơi hở. Họ dùng ngón trỏ tay phải khẽ bật đầu lưỡi, miệng phát âm theo bài nhạc quen thuộc nào đó. Âm thanh sẽ được khoang miệng cộng hưởng phát ra, tuy nhiên nghe nhỏ, chỉ thích hợp nơi yên tĩnh, lúc đêm khuya. Nam nữ đều dùng nhạc cụ này, chủ yếu để phơi bày tình cảm yêu đương.

  • x
  • t
  • s

Dây (Đàn bầuĐàn đáyĐàn nhị/Đàn hồĐàn tamĐàn tranhĐàn tứĐàn tỳ bàĐàn nguyệtĐàn sếnGuitar phím lõmTam thập lụcTrống quân)

Màng rung (Trống bản • Trống bộc • Trống cáiTrống cơmTrống chầu • Trống chiến • Trống đế • Trống mảnh • Trống khẩu • Bồng)

Hơi (Kèn bầuTù vàSáo trúc • Tiêu)

Tự thân vang (Biên chung • ChiêngChũm chọe • Chuông • Khánh/Biên khánh • • Phách • Sênh sứa • Sênh tiềnSong langThanh la • Tiu/Cảnh • Trống đồng)

Miền núi phía Bắc

Bẳng bu • Cò ke • Đao đao • Đàn môi • Đuống/LuốngKèn láKhèn H'MôngLinhPi cổngPí đôi/Pí pặpPí lèPí một laoPí phướngPúaSáo H'MôngTa inTính tẩu • Trống nêm • Trống tang sành

Bắc Trung Bộ

Abel • Khèn bè • Cr'tót • Ta lư

Tây Nguyên
Duyên hải Nam Trung Bộ

Trống Paranưng • Trống Ghinăng


Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s