Misodendrum

Misodendrum
Misodendrum punctulatum trên Nothofagus antarctica
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Santalales
Họ (familia)Misodendraceae
J.Agardh
Chi (genus)Misodendrum
Banks ex DC., 1830
Các loài
8. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa

Misodendron G. Don, 1834
Myzodendron Sol. ex Forst., 1789
Myzodendron Banks & Sol. ex R.Br., 1844

Myzodendrum Sol. ex G.Forst., 1789

Misodendrum là một họ thực vật hạt kín sống kiểu bán ký sinh như tầm gửi trên các loài Nothofagus khác nhau. Hiện tại người ta công nhận khoảng 8 loài cây bụi[1], trong 1 chi (Misodendrum), chỉ sinh sống hạn hẹp tại các khu rừng trong khu vực ôn đới mát ở miền nam Nam Mỹ, chủ yếu ở phía nam vĩ độ 33.

Họ Misodendraceae được đặt trong bộ Santalales. Họ được nhiều nhà phân loại học công nhận, bao gồm cả hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003 và hệ thống APG năm 1998) với vị trí phân loại là trong bộ Santalales của nhánh core eudicots.

Phát sinh chủng loài

Tất cả các phân tích phân tử nhiều gen gần đây (Der & Nickrent 2008; Malécot & Nickrent 2008; Vidal-Russell & Nickrent 2008) đều đặt họ Misodendraceae như là nhóm có quan hệ chị em với họ Schoepfiaceae và hai họ này hợp thành một nhánh có quan hệ chị em với họ Loranthaceae. Niên đại phân tử chỉ ra rằng Misodendrum lần đầu tiên đạt dược kiểu phát triển ký sinh trên không trung vào khoảng 80 triệu năm trước (Vidal-Russell & Nickrent 2008).

Các loài

[2]

Xem thêm

  • Thực vật ký sinh

Hình ảnh

Ghi chú

  1. ^ Misodendraceae trên website của APG. Tra cứu 14-1-2011
  2. ^ Misodendrum”. The Plant List. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài

  • Misodendraceae Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). The families of flowering plants Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  • Misodendraceae trong Parasitic plants


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Bộ Đàn hương (Santalales) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s