Giao dịch ký quỹ

Chứng khoán
Trái phiếu theo trái tức
  • Trái phiếu lãi suất cố định
  • Trái phiếu lãi suất thả nổi
  • Zero-coupon bond
  • Trái phiếu chỉ số lạm phát
  • Commercial paper
  • Perpetual bond
Trái phiếu theo tổ chức phát hành
Quỹ đầu tư
Tài chính cấu trúc
  • Chứng khoán hóa
  • Chứng khoán tài sản
  • Chứng khoán vay trả góp
  • Chứng khoán vay trả góp thương mại
  • Chứng khoán vay trả góp dân cư
  • Tranche
  • Collateralized debt obligation
  • Collateralized fund obligation
  • Collateralized mortgage obligation
  • Giấy tờ liên quan tín dụng
  • Nợ không bảo đảm
  • Agency security
  • x
  • t
  • s
Tài chính
Tra cứu bảng giá trị cổ phiếu được vi tính hóa tại Sở giao dịch chứng khoán Philippines
  • Chi tiêu chính phủ:
  • Chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ
  • Hoạt động của chính phủ
  • Phân phối lại của cải
  • Chuyển giao thanh toán
  • Nguồn thu chính phủ:
  • Đánh thuế
  • Chi tiêu thâm hụt
  • Ngân sách chính phủ
  • Thâm hụt ngân sách chính phủ
  • Nợ chính phủ
  • Nguồn thu ngoài thuế
  • Bảo lãnh thanh toán
Quy định tài chính
  • Chứng nhận dịch vụ tài chính chuyên nghiệp
  • Các vụ bê bối kế toán
Tiêu chuẩn
  • ISO 31000
  • Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế
  • x
  • t
  • s

Giao dịch ký quỹ (Margin) hay cho vay ký quỹ là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền đi vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên[1]. Trong giao dịch này, người chơi chứng khoán (gọi trang trọng là nhà đầu tư) sẽ vay tiền của công ty chứng khoán để mua chứng khoán chơi và đồng thời ký quỹ bảo đảm số chứng khoán đó cho chính công ty chứng khoán đã cho vay, và trả lãi vay định kỳ. Cách thức này tương tự như đi vay thế chấp là chiêu thức một người không có sẵn tiền nhưng vẫn mua được căn nhà 5 tỷ bằng cách đi vay 5 tỷ để mua căn nhà rồi thế chấp chính căn nhà đó, chủ nợ sẽ có tài sản đảm bảo là căn nhà 5 tỷ và hàng kỳ thu lãi vay, người đi vay tuy có căn nhà 5 tỷ nhưng phải trả lãi định kỳ, và rồi khi không trả được gốc và lãi thì sẽ bị siết mất căn nhà đó.

Đại cương

Giao dịch ký quỹ là việc chủ sở hữu công cụ tài chính phải ký quỹ với một đối tác (thường là nhà môi giới hoặc sàn giao dịch) bằng tài sản thế chấp để đảm bảo việc thanh toán/thực hiện nghĩa vụ đối với một số hoặc tất cả rủi ro tín dụng mà chủ sở hữu đặt ra cho đối tác. Tài sản đảm bảo cho tài khoản ký quỹ có thể là tiền mặt được gửi trong tài khoản hoặc chứng khoán được cấp và đại diện cho số tiền có sẵn cho chủ tài khoản để tiếp tục giao dịch cổ phiếu. Rủi ro có thể phát sinh nếu chủ sở hữu đã thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây:

Nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch ký quỹ phải ký hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán theo quy định pháp luật. Hợp đồng giao dịch ký quỹ đồng thời là hợp đồng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Hợp đồng giao dịch ký quỹ tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quý, thời hạn bổ sung ký quỹ, xử lý tài sản bảo đảm cho giao dịch ký quỹ khi nhà đầu tư không bổ sung ký quỹ, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh; nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí khách hàng phải thanh toán. Chứng khoán được giao dịch ký quỹ là cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán và đáp ứng các tiêu chí[2]

Cho vay ký quỹ trở nên phổ biến vào cuối những năm 1800 như một phương tiện để tài trợ cho các tuyến đường sắt, vào những năm 1920, các yêu cầu về ký quỹ đã được nới lỏng. Nói cách khác, các nhà môi giới yêu cầu các nhà đầu tư phải bỏ rất ít tiền của chính họ, trong khi ngày nay, yêu cầu ký quỹ của Cục Dự trữ Liên bang (theo Quy định T) giới hạn nợ ở mức 50%. Trong những năm 1920 tỷ lệ đòn bẩy lên đến 90% nợ không phải là hiếm[3]. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhiều cá nhân đã nhận được lệnh gọi ký quỹ (Margin call). Họ phải chi ra nhiều tiền hơn cho người môi giới nếu không cổ phiếu của họ sẽ bị bán. Vì nhiều cá nhân không có vốn chủ sở hữu để trang trải nên cổ phiếu của họ đã bị bán, khiến thị trường tiếp tục suy giảm và các lệnh gọi ký quỹ tiếp tục diễn ra. Đây là một trong những yếu tố góp phần chính dẫn đến Sự sụp đổ của Thị trường Chứng khoán năm 1929, từ đó góp phần vào cuộc Đại suy thoái.[3]

Chú thích

  1. ^ Khoản 10 Điều 2 của Thông tư số 120/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán
  2. ^ Điều 9 của Thông tư số 120/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán
  3. ^ a b Cundiff, Kirby R. (tháng 1 năm 2007). “Monetary-Policy Disasters of the Twentieth Century”. The Freeman Online. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.

Xem thêm

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến tài chính này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s