Giết sáu đại thần

Giết sáu đại thần
Hangul
사육신
Hanja
死六臣
Romaja quốc ngữSayuksin
McCune–ReischauerSayuksin

Giết sáu đại thần hay Sayuksin (tiếng Triều Tiên: 사육신, "Tử lục thần") là sáu đại thần Nhà Triều Tiên đã bị vua Thế Tổ xử tử vào năm 1456 vì âm mưu ám sát và khôi phục lại ngai vàng cho phế vương Đoan Tông.

Sáu đại thần đó gồm Seong Sam-mun, Pak Paeng-nyeon, Ha Wi-ji, Yi Gae, Yu Eung-bu và Yu Seong-won. Hầu hết đều là học sĩ Jiphyeonjeon (Điện Tập Hiền), một cơ quan nghiên cứu hoàng gia, được lập bởi vua Thế Tông. Cả vua Thế Tông và vua Văn Tông đều giao cho Điện Tập Hiền nhiệm vụ giáo dục vua Đoan Tông (là con trai Văn Tông và cháu trai Thế Tông), và những đại thần này đã phẫn nộ trước việc Thế Tổ chiếm đoạt ngai vàng vào năm 1455. Cùng với Kim Jil, những đại thần này âm mưu đảo chính trùng với chuyến thăm của một sứ thần Đại Minh. Khi yến tiệc và sau đó là âm mưu ám sát bị hoãn lại, Kim Jil đã bị lung lạc và phản bội âm mưu với bố vợ, Jeong Chang-son, người đã báo cáo với Thế Tổ. Sáu đại thần ngoại trừ Yu Seong-won, đã tự tử cùng vợ, còn lại bị bắt và tra tấn.

Thế Tổ cảm thấy bị phản bội sâu sắc vì ông đã đánh giá rất cao sáu đại thần học sĩ và thăng chức cho họ lên phẩm hàm cao hơn những người đã giúp ông lên ngôi. Ông cố gắng buộc những đại thần này phải ăn năn về hành động của mình và thừa nhận tính chính danh của ông bằng các biện pháp tra tấn, ân xá và thậm chí cả thơ ca. Thế Tổ cử Kim Jil đến phòng giam những đại thần này ngâm một bài thơ mà vua Thái Tông đã sử dụng để kiểm tra lòng trung thành học sĩ Cao Ly Jeong Mongju đối với Cao Ly. Seong Sam-mun, Pak Paeng-nyeon và Yi Gae đều trả lời bằng những bài thơ tái khẳng định lòng trung thành của họ với Đoan Tông.

Khi Pak Paeng-nyeon tiếp tục từ chối gọi Thế Tổ bằng danh hiệu đại vương, Thế Tổ lập luận rằng việc phủ nhận tính chính danh bây giờ là vô nghĩa vì Pak đã tự gọi mình là "thần tử của đại vương" và nhận lương phẩm từ Thế Tổ. Tuy nhiên, Pak đã phủ nhận điều này và người ta thực sự phát hiện ra rằng Pak đã cố tình viết sai chính tả từ "thần tử" (ông viết từ "cự" (巨) thay vì "thần" 臣) trong tất cả các văn bản và không bao giờ sử dụng từ lương phẩm được cấp mà thay vào đó đặt chúng không sử dụng trong kho riêng. Pak chết vì bị tra tấn trong tù, những người còn lại bị xử tử.

Mặc dù sáu đại thần là những người nổi tiếng, nhưng hơn 70 người đã bị xử tử vì bị nghi ngờ có liên quan đến âm mưu hoặc có thiện cảm với Đoan Tông. Như thường thấy với các tội phản quốc khi quân, các hình phạt không chỉ giới hạn ở một cá nhân mà còn áp dụng cho cả gia tộc. Những người đàn ông trong gia tộc bị xử tử và những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ.

Cũng có nhiều quan chức không tham gia vào âm mưu nhưng đã cáo quan về nông thôn để phản đối việc Thế Tổ soán ngôi. Sáu đại thần nổi tiếng nhất trong số họ, bao gồm cả Kim Si-seup, được gọi là "Sáu đại thần sống" (생육신).

Sau khi phe Sarim (Sĩ Lâm) thống trị triều đình Triều Tiên, dư luận quốc gia đã tôn kính "Tử lục thần" như những thần dân mẫu mực, và nhiều đền thờ và seowon (thư viện) đã được dựng lên để tưởng nhớ. Thái độ này tiếp tục trong thế kỷ 20, với triết gia Ham Seok-heon ca ngợi hành động và nói rằng "Nỗi xấu hổ trong 5 thế kỷ của Lý Triều Tiên đã được sự kiện này bù đắp."

Bối cảnh

Năm 1455, vua Đoan Tông bị chú của mình là Thế Tổ soán ngôi. Sau khi bị soán ngôi, Đoan Tông bị giam cầm trong Xương Đức cung. Sáu đại thần trung thành với Đoan Tông và âm mưu khôi phục ngai vàng cho Đoan Tông.

Diễn biến

Năm 1456, Seong Sam-mun cùng một số đại thần nhóm họp lại âm mưu soán ngôi Thế Tổ. Việc thực hiện được bàn sẽ sát hại Thế Tổ tại yến tiệc tổ chức tiếp đãi sứ thần Đại Minh. Sáu đại thần âm mưu sẽ đóng các cổng thành Hoàng cung, và mưu toan tuồn vũ khí vào cung. Kế hoạch được thực hiện vào ngày 2 tháng 6 năm 1456.

Phe Seong đã lôi kéo thêm được một đại thần trong triều, trong đó có Thành Quân Tư nghiệp Kim Jil. Kim Jil là con rể của Hữu Tán thành Nghị Chính phủ Jeong Chang-sun (Trịnh Xương Tôn), là một quan chức cấp cao trong Nghị Chính phủ. Biết rằng âm mưu không thành công có nguy cơ bại lộ cao, Kim Jil chạy đến chỗ Jeong và thỉnh thoảng hỏi ý kiến của ông. Vào tháng 6, khi việc thực hiện múa kiếm tại yến tiệc tiếp sứ thần Đại Minh bị hủy bỏ, Kim Jil cảm thấy lung lạc khi công việc không được suôn sẻ, đã hủy không tham gia và thông báo cho Jeong về sự thật này.

Ngày 2/6, Jeong Chang-son ngay lập tức báo cáo điều này với Thế Tổ. Jeong Chang-son chạy đến cung điện cùng Kim Jil và thú nhận: "Thần thực sự không biết, và chỉ có Kim Jil tham gia, và Kim Jil đáng chết vạn lần vì tội ác của mình". Ngay lập tức nhóm sáu đại thần và cùng quan chức có liên quan đều bị bắt giữ. Ngày 7/6, tuyên án xử lăng trì những người phản nghịch kéo bè kết đảng.

Kết quả

Nhờ việc trình báo kịp thời Jeong Chang-son đã được phong Phụ Quốc Sùng Lộc Đại phu, Thâu Trung Kính tiết Tá dực Công thần, Tập Hiền điện Đại Đề học kiêm Lại Tào Phán thư, Thành quân Đại Tư thành, Thế tử nhị sư,... sau đó là Lãnh nghị chính.

Kim Jil cũng thăng chức Quân khí Giám sự, Tá dực Công thần tam đẳng, Đồng phó Thừa chỉ,.. Sau đó phong Thượng Lạc quân.

Ngoài sáu đại thần thì 70 người có liên quan khác cũng bị trừng phạt. Sáu đại thần và các thành viên trong gia đình, cha, anh, con trai, cháu trai và cháu trai đều bị liên lụy và hành quyết, các bé trai 1 tuổi và 2 tuổi bị cho chết ngạt bằng cách cho muối vào miệng hoặc bị hành quyết sau khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Chú, bác, ông nội và thậm chí cả anh em họ đều bị bắt làm nô lệ, lưu đày về vùng hiểm trở, hoặc bị tuyển đi lính, những người thế hệ thứ 5 trở lên bị kết án lưu đày. Được biết, có khoảng từ 500 đến 800 người đã bị hành quyết trong vụ án này. Với những người phụ nữ trong gia đình bị phân chia làm nô lệ của những thần dân có công, kỹ nữ của các phủ và các quan lại.

Đánh giá

Sau khi xác được chôn cất, vua Thể Tổ đã nhìn thấy và than thở rằng lúc đó ông sẽ là một kẻ phản nghịch, và những người này trở thành thần dân trung thành trong tương lai. Mặt khác, Sin Sukju, Kim Jil và Jeong Chang-son, những người đã chuyển từ phe sáu đại thần sang phe của vua Thể Tổ, bị coi là biểu tượng của những kẻ phản bội và trở thành mục tiêu chỉ trích và chế giễu.

Phong trào phục vị sáu đại thần chỉ bắt đầu sau cái chết vua Trung Tông, và trong thời trị vì vua Hiển Tông, Song Si-yeol và Kim Soo-hang tiếp tục nộp đơn kháng cáo yêu cầu phục vị sáu đại thần, và dưới thời trị vì của Vua Anh TổChính Tổ, danh hiệu chính thức đã được khôi phục và phẩm vị đã được tăng lên. Năm 1782 (Chính Tổ 6), vua Chính Tổ dựng một bia tưởng niệm có tên là "Tử lục thần Triều Tiên" ở Noryangjin để tưởng nhớ sáu vị đại thần này.

Danh sách sáu đại thần

STT Tên Chức quan Phẩm hàm Hình phạt
Tên
(sinh-mất)
Hán việt
1 Seong Sam-mun
(1418-1456)
成三問
Thành Tam Vấn
Tả phó Thừa chỉ Chính tam phẩm Đường thượng Xử lăng trì
2 Pak Paeng-nyeon
(1417-1456)
朴彭年
Phác Bàng Niên
Trung xu viện Phó sứ
Hình tào Tham phán
Quan sát sứ Trung Thanh đạo
Nhị phẩm Xử lăng trì nhưng chết trong ngục
3 Ha Wi-ji
(1387–1456)
河緯地
Hà Vĩ Địa
Lễ tào Tham phán Tòng nhị phẩm Xử lăng trì
4 Yi Gae
(1417-1456)
李塏
Lý Khải
Tập Hiền điện Phó Đề học Chính tam phẩm Đường thượng Xử lăng trì
5 Yu Eung-bu
(?-1456)
兪應孚
Du Ứng Phu
Đồng tri Trung xu viện sự Tòng nhị phẩm Xử lăng trì
6 Yu Seong-won
(?-1456)
柳誠源
Liễu Thành Nguyên
Tư Hiến phủ Chấp nghĩa Tòng tam phẩm Tự tử

Tham khảo

  • Biên niên sử của vua Thể Tổ
  • Biên niên sử của vua Đoan Tông


  • x
  • t
  • s
Sự kiện lịch sử Vương triều Triều Tiên
Thời kỳ đầu
Chinh phạt Liêu Đông - Hồi quân đảo Uy Hóa - Khoa điền pháp - Lập nước Triều Tiên - Quyền tri Cao Ly Quốc sự - Xây dựng Cảnh Phúc cung - Loạn vương tử lần thứ nhất - Loạn vương tử lần thứ hai - Sai sứ Hàm Hưng - Thế Tông cải cách - Phát minh Hangul - Huấn dân chính âm - Kỷ Hợi đông chinh - Chiến đấu sông Bà Trư - Điều ước Quý Hợi - Dẹp loạn Quý Dậu - Đoan Tông thoái vị - Sự kiện giết sáu đại thần - Sự kiện sáu đại thần từ quan - Kinh quốc đại điểm - Lý Thi Ái gây loạn - Chế độ tam ti Triều Tiên (Tư hiến phủ - Tư gián viện - Hoằng văn quán) - Tứ đại sĩ họa (Mậu Ngọ sĩ họa - Giáp Tý sĩ họa - Kỷ Mão sĩ họa - Ất Tị sĩ họa) - Trung Tông phản chánh - Tam Phổ Oa loạn - Đông quốc thập bát hiền
Thời kỳ giữa
Phái Sĩ lâm - Phái Huân cựu - Nhâm Thìn Oa loạn - Lý Mộng Hạc nổi loạn - Đinh Dậu tái loạn - Rời cung hậu chiến - Phái Tây nhân thành lập - Phái Đông nhân thành lập - Kỷ Sửu ngục sự - Nhân Tổ phản chánh - Phái Đông nhân chia thành Nam Bắc - Lý Quát nổi loạn - Đinh Mão Hồ loạn - Bính Tí Hồ loạn - Kế hoạch bắc phạt Hiếu Tông Triều Tiên - Chính cung Xương Đức cung - Chinh phạt Sa quốc Nga - Bế quan tỏa cảng - Thực học phát triển - Đoan Tông phục vị - Định Tông phục vị - Lễ tụng luận tranh - Tây Nhân tách thành Lão luận - Tây Nhân tách thành Thiếu luận - Tứ đại hoán cục
Thời kỳ cuối
Lý Lân Tá nổi loạn - Thời tích chi tranh - Thế đạo chính trị - Tân nhâm sĩ họa - Tân Dậu bách hại - Lưỡng tây đại loạn - Tam chính vấn loạn - Vân hiện nhiếp chính - Xây lại Cảnh Phúc cung - Biến cố tướng quân Sherman - Bình Dần Dương nhiễu - Tân Mùi dương nhiễu - Biến cố đảo Giang Hoa - Binh biến Nhâm Ngọ - Giáp Thân chính biến - Biến cố đảo Cự Văn - Sự kiện ám sát Kim Ngọc Quân - Phong trào nông dân Đông Học - Hiệp ước Mã Quan - Giáp Ngọ canh tân - Biến cố Giáp Ngọ - Cải cách Ất Mùi - Phong trào Nghĩa binh - Ẩn trốn sứ quán Nga - Hiệp hội độc lập - Thành lập Đế quốc Đại Hàn - Cải cách Quang Võ - Phong trào khai sáng yêu nước - Điều ước Ất Tị - Sự kiện mật sứ Hague - Hiệp ước Nhật Hàn năm 1907 - An Jung-geun ám sát Thủ tướng Nhật - Sát nhập Đại Hàn
Xem thêm